Tại Việt Nam Cảnh_giác_dược

Ban đầu theo dõi phản ứng có hại của thuốc được giao cho một tiểu ban thường trực của Hội đồng Dược điển Việt Nam đặt tại Viện Kiểm Nghiệm Thuốc Trung ương số 48 Phố Hai Bà Trưng Hà Nội.

Sau đó Trung tâm Cảnh Giác Dược Quốc gia được thành lập tại Đại học Dược Hà Nội số nhà 13 Phố Lê Tánh Tông. Trung tâm DI & ADR Quốc gia với tên gọi đầy đủ là Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, được thành lập theo quyết định 991/QĐ-BYT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trung tâm đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 9/6/2009.

Ngày 01/03/2011, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định số 571 /QĐ - BYT thành lập Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, có tên viết tắt là "Trung tâm khu vực về DI & ADR thành phố Hồ Chí Minh"

Tại châu Âu

Những công việc trong lĩnh vực cảnh giác dược ở châu Âu được điều phối bởi Cơ quan quản lý thuốc châu Âu (European Medicines Agency-EMA) và thực hiện bởi cơ quan quản lý thuốc có thẩm quyền giải quyết nước sở tại (National competent medicines authorities_NCA). Trách nhiệm chính của EMA là duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu về cảnh giác dược bao gồm tất cả các phản ứng phụ của thuốc thấy được trong Cộng đồng châu Âu. Hệ thống này gọi là EudraVigilance và gồm các cơ sở dữ liệu riêng biệt nhưng tương tự về các phản ứng thuốc trên người và động vật nuôi.

Châu Âu yêu cầu các công ty dược, nộp các hồ sơ về phản ứng có hại của thuốc lên theo mẫu điện tử. Các báo cáo này được gửi theo quy định:

  • Quy định (của EC) số 726/2004
  • Đối với thuốc dùng trên người, có hướng dẫn của Cộng đồng châu Âu (European Union Directive) số 2001/83/EC và sửa chữa bổ sung theo hướng dẫn 2001/20/EC.
  • Đối với thuốc thú y, theo quy định hướng dẫn số 2001/82/EC có sửa đổi.

Báo cáo có thể làm với phần mềm chuyên dụng hoặc trên một ứng dụng web - EVWEB - có thể truy cập thông qua trang chủ EudraVigilance và cần phải đăng ký sử dụng EVWEB này.

Tại Hoa Kỳ

Ba đối tác chính trong cảnh giác dược ở Mỹ là FDA, các nhà sản xuất dược phẩm và các tổ chức hàn lâm hoặc phi lợi nhuận như RADARPublic Citizen.